Sự khác biệt giữa ngành công nghiệp nặng và ngành công nghiệp nhẹ

Nền công nghiệp từ khi phát triển đến nay đã và đang trải qua 4 thời kỳ. Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai điễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Và giờ đây, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đã và đang dần hình thành từ cuộc cách mạng lần ba. Tuy nhiên xương sống của nó vẫn bao gồm Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

Vậy công nghiệp nặng là gì, công nghiệp nhẹ là gì và nó khác nhau như thế nào ?

CÔNG NGHIỆP NẶNG

Công nghiệp nặng hiểu đơn giản là ngành sử dụng các máy móc thiết bị lớn và có yếu tố nguy hiểm cao. Các đặc điểm của ngành công nghiệp nặng:

– Là ngành sản xuất ra các sản phẩm dùng để phục vụ các ngành công nghiệp khác. Ví dụ đầu ra của ngành hóa dầu là đầu vào của các ngành sản xuất, dịch vụ khác;

– Sử dụng các máy móc để thay thế sản xuất thủ công;

– Sử dụng nhiều vốn và có nhiều ràng buộc về việc xây dựng và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của nhà nước.

– Tác động nhiều đến môi trường và chi phí đầu tư, xây dựng, vận hành lớn.

Các ngành công nghiệp nặng bao gồm: luyện kim, công nghiệp nặng lượng, khai thác than, sản xuất phân bón, cơ khí, điện tử,…

CÔNG NGHIỆP NHẸ

Công nghiệp nhẹ là ngành công ngiệp thiên về hàng hóa tiêu dùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp. Công nghiệp nhẹ có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống sinh hoạt xã hội và sự phát triển kinh tế quốc gia. Các đặc điểm của ngành công nghiệp nhẹ:

– Sản phẩm chủ yếu phục vụ tiêu dùng của con người;

– Cần nhiều lao động làm việc trong môi trường làm việc rộng và lớn

– Chi phí đầu tư thấp hơn và khả năng thu hồi vốn nhanh hơn so với các ngành công nghiệp nặng.

– Có ít yêu cầu về xây dựng nhà máy hơn so với các ngành công nghiệp nặng.

Các ngành công nghiệp nhẹ phổ biến: dệt may, giấy, sành sứ, thuỷ tinh, chế biến gỗ, kim khí tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm,…

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NẶNG VÀ CÔNG NGHIỆP NHẸ

Ngoài sự khác biệt chủ yếu về mục đích sản xuất, trang thiết bị máy móc và quy mô sản xuất; các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ còn khác nhau về yêu cầu nghiêm ngặt trong việc thực hiện An toàn vệ sinh lao động.

Ngành công nghiệp nặng sử dụng các thiết bị máy móc lớn đặc biệt nguy hiểm, nếu xảy ra sự cố thì khả năng gây chết người, thương tật tàn phế vĩnh viễn nên ngoài việc phải làm thật tốt các công tác An toàn vệ sinh lao động đặc biệt là an toàn máy móc, an toàn điện thì việc lựa chọn đầu vào cũng như tăng cường nhận thức cho người lao động cũng phải rất nghiêm ngặt.

Các máy móc, thiết bị trong ngành công nghiệp nhẹ ít nguy hiểm hơn nên việc trang bị, đảm bảo an toàn cho các thiết bị máy móc này cũng đơn giản hơn so với máy móc trong ngành công nghiệp nặng. Ngoài ra lao động trong ngành công nghiệp nhẹ ít yêu cầu hơn và là lao động phổ thông nên sẽ phải tập trung vào việc đào tạo nhận thức về an toàn vệ sinh lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *